Quản trị - Vận hành Quản lý chấm côngƯu nhược điểm của KPI trong đánh giá thực hiện công việc
01/11/2018 9.140 lượt xem

Ưu nhược điểm của KPI trong đánh giá thực hiện công việc

KPI – CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC (PHẦN 2)

Nếu bạn chưa biết KPI là gì thì xem lại PHẦN 1: KPI là gì? Key Performance Indicator là gì? Phân loại KPIs

Xây dựng KPI theo phương pháp MBO?

Để thực hiện KPI, công ty cần xây dựng một hệ thống các mục tiêu từ cao xuống thấp theo phương pháp MBO, Management By Object, quản lý theo mục tiêu, là một tiến trình hoạt động dựa trên mục tiêu, trong đó nhà quản trị và nhân viên đều thống nhất về những mục tiêu chung và hiểu rõ vai trò của từng mục tiêu đó.

cách xây dựng hệ thống KPI

Hệ thống KPI

Tuy nhiên, có những công việc gặp khó khăn trong việc thiết lập các mục tiêu, khi đó người ta sẽ xây dựng các chuẩn cho quá trình (gọi là phương pháp quản lý theo quá trình MBP, Management By Process),các chuẩn đó cũng là các KPI.

Những lợi ích khi sử dụng KPI trong đánh giá hiệu quả công việc

  • Nó có thể cho thấy thành quả hiện thời của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến lược một cách rất nhanh.
  • Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận thấy được và chính xác đi kèm theo.
  • Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của công ty hoặc phòng ban hoặc tại một bộ phận nào đó.
  • Một đội nhóm có thể làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường được.
  • Đưa ra các chỉ tiêu KPI có thể đo lường được nên việc đánh giá thực hiện công việc sẽ cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng, hoài nghi trong tổ chức cũng như tạo động lực phấn đấu cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên giỏi.

>>Đánh giá công việc qua “10 lợi ích thiết thực nhất của phần mềm chăm sóc khách hàng CRM mang lại cho doanh nghiệp”

Những khó khăn khi sử dụng KPI

  • Nếu các chỉ số KPI xây dựng không đạt được tiêu chí SMART thì nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) mà còn gây hậu quả xấu cho hệ thống quản trị của tổ chức nói chung.
  • Nếu mục tiêu không đạt được tiêu chí Specific (cụ thể) thì người lao động không biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.
  • Các chỉ số không đạt tiêu chí measuarable (đo lường được),như vậy, không còn ý nghĩa đo lường kết quả thực hiện công việc.
  • Các chỉ số KPI không đạt được tiêu chí Achievable (có thể đạt được) và Realistics (thực tế),như vậy, xây dựng mục tiêu quá xa vời so với thực tế, nhân viên không thể đạt được mục tiêu dù đã cố gắng hết mình, điều này dẫn đến tâm lý thất vọng, chán nản và không muốn làm việc.
  • Các chỉ số KPI không có hạn định cụ thể: người lao động không biết công việc này phải làm trong thời gian bao lâu hay khi nào phải hoàn thành. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc.
  • Khi sử dụng các chỉ số đánh giá KPI làm mục tiêu thì phải thay đổi theo mục tiêu của tổ chức, nó không có hiệu quả cao nếu được sử dụng theo thời gian dài.

>>>BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CÁC “ÔNG LỚN”


Bài viết hỗ trợ xây dựng KPI hiệu quả:

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu