Chuyển đổi số Phần mềm CRMPhần mềm CRM là gì? Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh với phần mềm CRM
Cập nhật lần cuối: 05/07/2023 17.870 lượt xem

Phần mềm CRM là gì? Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh với phần mềm CRM

Để thành công trong thời đại số hóa ngày nay, việc hiểu rõ "Phần mềm CRM là gì?" và cách tối ưu hóa chiến lược kinh doanh bằng cách sử dụng phần mềm CRM đỉnh cao là vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu: Phần mềm CRM là gì? Lợi ích cũng như các lưu ý khi sử dụng để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất.

Phần mềm CRM là gì?

Khái niệm "Phần mềm CRM là gì" là một trong những câu hỏi phổ biến, mang lại hàng nghìn kết quả khi thực hiện tìm kiếm trên Internet.

Với 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực CRM, chúng tôi đúc kết và tổng hợp lại định nghĩa của phần mềm CRM là tất cả những gì liên quan đến CHIẾN LƯỢC, QUY TRÌNH, CON NGƯỜI và CÔNG CỤ/CÔNG NGHỆ để phục vụ cho việc TÌM + CHỐT + GIỮ khách hàng.

Bên cạnh đó, phần mềm CRM còn có thể được hiểu là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng từ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tất cả các thông tin của khách hàng đều được quản lý một cách hiệu quả.

Phần mềm CRM là gì?

Phần mềm CRM là gì?

Tại sao doanh nghiệp lại cần CRM

Chúng tôi (CloudGO) đã làm việc và triển khai cho hơn 2500 khách hàng. Chính vì thế, chúng tôi đúc kết ra rằng việc doanh nghiệp áp dụng giải pháp CRM nhằm phục vụ cho 2 mục đích chính là: cho Khách hàng và Doanh nghiệp (nội bộ).

Tại sao doanh nghiệp lại cần phần mềm CRM

Tại sao doanh nghiệp lại cần phần mềm CRM

Phục vụ cho khách hàng:

  • Nhanh chóng: Phần mềm CRM giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, từ việc theo dõi thông tin liên quan đến khách hàng đến việc xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng được diễn ra nhanh chóng.

  • Chất lượng: Dữ liệu và thông tin khách hàng được quản lý một cách hiệu quả, giúp cung cấp dịch vụ chất lượng và tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng của mình.

Phục vụ nội bộ cho doanh nghiệp:

  • Tăng thu: Phần mềm CRM giúp quản lý và theo dõi các chiến lược tiếp thị và bán hàng, tăng cơ hội bán hàng và doanh thu.

  • Giảm chi phí: Quy trình tự động hóa và tối ưu hóa thông tin giúp giảm chi phí vận hành và tăng hiệu suất làm việc.

  • Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Theo dõi thông tin chi tiết về mối quan hệ với khách hàng giúp cá nhân hóa trải nghiệm và tạo ra những mối liên kết lâu dài.

  • Lợi thế cạnh tranh: Việc có dữ liệu khách hàng chi tiết và theo dõi hiệu suất kinh doanh giúp tạo ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Với những lợi ích này, chúng tôi nhận định rằng: phần mềm CRM là một giải pháp cực kì cần thiết cho mỗi doanh nghiệp.

7 Đối tượng cần sử dụng CRM trong doanh nghiệp

Phần mềm CRM thực sự là một công cụ quan trọng cho nhiều đối tượng trong tổ chức và doanh nghiệp. Dưới đây là một số đối tượng cụ thể và cách họ sử dụng CRM để tối ưu hóa quản lý mối quan hệ khách hàng và cải thiện hiệu suất kinh doanh:

7 Đối tượng cần sử dụng CRM trong doanh nghiệp

7 Đối tượng cần sử dụng CRM trong doanh nghiệp

  • Nhân viên bán hàng (Sales Representatives): Thông qua CRM giúp nhân viên quản lý thông tin về khách hàng, theo dõi tiến độ các giao dịch, lập kế hoạch bán hàng và tạo báo cáo một cách dễ dàng, chính xác. Từ đó, giúp hiểu rõ khách hàng mong muốn điều gì để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của họ giúp gia tăng tỷ lệ khách hàng chốt đơn.

  • Nhân viên Marketing: Quản lý chiến dịch tiếp thị, theo dõi hiệu suất quảng cáo, phân tích dữ liệu khách hàng để tạo ra chiến lược tiếp thị tốt hơn, hiệu quả hơn giúp doanh nghiệp không bị lãng phí chi phí vào những chiến lược “vô nghĩa”.

  • Nhân viên dịch vụ khách hàng: Theo dõi yêu cầu hỗ trợ, giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh chóng và cung cấp hỗ trợ cá nhân hóa từ đó giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng.

  • Team leader và ban lãnh đạo: Theo dõi hiệu suất toàn bộ doanh nghiệp, xem các số liệu thống kê quan trọng và đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn.

  • Bộ phận tài chính kế toán: Liên kết với hệ thống kế toán để theo dõi thanh toán từ khách hàng, quản lý hợp đồng và dự án tài chính.

  • Kỹ thuật viên: Quản lý vấn đề kỹ thuật, lên lịch bảo trì và giúp khách hàng giải quyết sự cố nhanh chóng và kịp thời.

  • Quản lý quan hệ đối tác: Đối tác kinh doanh có quan hệ đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông qua phần mềm CRM giúp doanh nghiệp chăm sóc, kết nối nhờ đó sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp có mối quan hệ đối tác chặt chẽ.

CRM không chỉ giúp tổ chức/doanh nghiệp theo dõi và quản lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả mà còn tạo điều kiện cho các đối tượng khác trong tổ chức làm việc hiệu quả hơn và tăng cường tương tác với khách hàng.

Các tính năng của một phần mềm CRM chuyên nghiệp

Hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 tính năng cơ bản của một phần mềm CRM chuyên nghiệp:

Các tính năng của một phần mềm CRM chuyên nghiệp

Các tính năng của một phần mềm CRM chuyên nghiệp

  • Quản lý thông tin khách hàng: Lưu trữ và quản lý thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng, ghi chú và các tương tác trước đó.

  • Tích hợp kênh liên lạc: Hỗ trợ tích hợp nhiều kênh liên lạc như email, điện thoại, tin nhắn, trang web và mạng xã hội để dễ dàng theo dõi và phản hồi nhanh chóng.

  • Tạo và quản lý chiến dịch tiếp thị: Cho phép tạo, theo dõi và quản lý các chiến dịch tiếp thị đa kênh để tăng cường tương tác và tương tác hiệu quả với khách hàng.

  • Bán hàng và quản lý đơn hàng: Hỗ trợ quản lý toàn bộ quá trình bán hàng từ việc tạo báo giá, đặt hàng, quản lý hợp đồng đến theo dõi tiến độ giao hàng và thanh toán.

  • Quản lý dịch vụ và hỗ trợ khách hàng: Theo dõi yêu cầu hỗ trợ, quản lý phiếu hỗ trợ, lên lịch sửa chữa và cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng.

  • Tối ưu hoá quy trình kinh doanh: Cung cấp tính năng tự động hóa các quy trình kinh doanh, giúp tăng năng suất và giảm thiểu lỗi nhân công.

  • Báo cáo và phân tích: Cung cấp báo cáo và phân tích dữ liệu để đo lường hiệu quả các hoạt động kinh doanh và định hướng cho quyết định chiến lược.

  • Bảo vệ dữ liệu khách hàng: Bảo vệ và quản lý dữ liệu khách hàng một cách an toàn và tuân thủ quy định bảo mật.

  • Tích hợp với ứng dụng khác: Cho phép tích hợp với các ứng dụng khác trong doanh nghiệp như hệ thống kế toán, quản lý kho, email marketing, và nhiều ứng dụng khác.

  • Trích xuất dữ liệu: Hỗ trợ xuất dữ liệu dễ dàng và linh hoạt để sử dụng và phân tích bên ngoài CRM

>> Xem thêm: 10 lợi ích của CRM đối với doanh nghiệp

Những tính năng này giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng cường quan hệ khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.

Các bước để triển khai phần mềm CRM thành công cho doanh nghiệp là gì?

Các bước để triển khai phần mềm CRM thành công cho doanh nghiệpCác bước để triển khai phần mềm CRM thành công cho doanh nghiệp

Bước 1. Xác định mục tiêu triển khai

Trước khi bắt đầu triển khai phần mềm CRM, hãy xác rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ “Phần mềm crm là gì” và những lợi ích mà phần mềm CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ như: tăng doanh số, cải thiện quản lý khách hàng hay nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Định hình mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn xác định các yếu tố cần thiết và lập kế hoạch triển khai phù hợp và hạn chế rủi ro nhất có thể.

>>6 Bước để có chiến lược CRM tránh sai sót

Bước 2. Lựa chọn phần mềm CRM phù hợp

Hãy đánh giá cẩn thận từng loại CRM dựa trên mục tiêu đã định và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo phần mềm bạn chọn tích hợp và tương thích tốt với các hệ thống hiện có trong doanh nghiệp để tối ưu hóa quy trình làm việc. Dưới đây là những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn một CRM phù hợp

  • Xác định nhu cầu kinh doanh cho doanh nghiệp

  • Tính năng và khả năng mở rộng

  • Khả năng tích hợp hệ thống

  • Giao diện người dùng thân thiện

  • Bảo mật và quản lý dữ liệu

  • Giá cả và chi phí triển khai

>> Tham khảo ngay những phần mềm CRM tốt nhất hiện nay

>> Xem qua Giá phần mềm CRM

Bước 3. Chuẩn bị dữ liệu và đào tạo nhân viên

Trước khi triển khai, đảm bảo dữ liệu khách hàng hiện có của bạn đã được làm sạch và hoàn chỉnh. Điều này giúp bạn tránh mất thông tin quan trọng và tránh nhập dữ liệu trùng lặp vào hệ thống mới.

Đồng thời, đào tạo nhân viên về việc sử dụng phần mềm CRM một cách hiệu quả cũng rất quan trọng. Một chương trình đào tạo toàn diện sẽ giúp nhân viên hiểu rõ cách sử dụng các tính năng, tận dụng những lợi ích mà CRM mang lại và đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi.

Bước 4. Tùy chỉnh và tích hợp với CRM

Để phù hợp với yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, thường cần tùy chỉnh và tích hợp phần mềm CRM vào quy trình làm việc hiện tại. Hãy đảm bảo rằng các trường thông tin, quy trình làm việc và báo cáo đã được tùy chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, tích hợp phần mềm CRM với các hệ thống khác như email marketing, trang web và mạng xã hội sẽ giúp bạn tăng cường tương tác và quản lý khách hàng một cách hiệu quả.

Bước 5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Cuối cùng, để đảm bảo rằng triển khai CRM của bạn thành công, hãy thiết lập các chỉ số hiệu quả (KPIs) và theo dõi chúng theo thời gian. Xem xét các chỉ số như tăng trưởng doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng hoặc sự tăng cường tương tác khách hàng để đánh giá hiệu quả của phần mềm CRM. Dựa trên đánh giá này, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược của mình để đạt được kết quả tốt nhất.

Top 06 CRM phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay

  1. Salesforce: Salesforce là một trong những hệ thống CRM hàng đầu thế giới. Với nhiều tính năng mạnh mẽ, nó cung cấp quản lý thông tin khách hàng, quản lý bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, và tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng bên ngoài. Phần mềm hỗ trợ việc theo dõi và quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng một cách hiệu quả. Nhờ tích hợp nền tảng CRM mạnh mẽ, nó cho phép theo dõi tiến trình tương tác, lịch sử mua hàng và các thông tin liên hệ khác của khách hàng. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong việc tương tác với doanh nghiệp

  2. HubSpot CRM: Một trong những điểm mạnh của HubSpot là tính năng quản lý khách hàng. Hệ thống giúp doanh nghiệp lưu trữ thông tin khách hàng một cách dễ dàng và tổ chức chúng một cách hợp lý. Bạn có thể ghi lại chi tiết liên hệ, lịch sử tương tác, ghi chú và các giao dịch quan trọng với khách hàng. Nhờ vào tính năng này, việc theo dõi thông tin về khách hàng trở nên thuận tiện và giúp tạo một hồ sơ đầy đủ và chính xác về mỗi khách hàng.

  3. Zoho CRM: Zoho là một hệ thống CRM đa chức năng với các tính năng bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, tích hợp email, lịch và nhiều tính năng khác. Nó thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  4. CloudGO: Giải pháp chuyển đổi số tinh gọn là một hệ thống tích hợp thông minh và đáng tin cậy, cung cấp đầy đủ các giải pháp số cần thiết cho các hoạt động tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng và tổ chức vận hành của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả và hiệu suất, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Tham khảo chi phí của phần mềm CloudGO: Tại đây

  5. Insighty CRM: Các tính năng của phần mềm Insighty có thể đưa, phân phối và định tuyến được khách hàng tiềm năng, nhân viên có thể tạo và theo dõi được quá trình bán hàng. Trao quyền được cho nhân viên chỉ bằng ứng dụng di động bất cứ đâu.

  6. Vtiger: Phần mềm có thể phân luồng được dữ liệu khách hàng, nhiều tính năng mới điều hướng đến các cuộc gọi/cuộc họp, ghi âm được cuộc gọi, quét danh thiếp trực tuyến,... Giúp tăng năng suất bán hàng lên đến 25%.

Phần mềm CRM đã trở thành công cụ hỗ trợ bán hàng được các doanh nghiệp lớn nhỏ tin dùng, xem phần mềm này như một hệ thống cốt lõi để tăng trải nghiệm khách hàng và hiệu quả bán hàng cho các nhân viên. Bài viết này hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu và nắm được trọn vẹn "phần mềm CRM là gì" từ đó có thể ứng dụng nó vào trong doanh nghiệp hiệu quả.

CloudGO - Giải pháp chuyển đổi số tinh gọn

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu