Thực trạng khó khăn ngành Vận tải hậu cần - Logistics

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…),xuất nhập khẩu – thương mại, kênh phân phối, bán lẻ…

Dù mới phát triển trong những năm gần đây logistics đang cho thấy sức mạnh phát triển vượt bật của mình. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển đó cũng đặt ra các thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này. Việc nắm bắt quy trình và quản lý chúng hiệu quả không phải là một việc đơn giản.

Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp logistics đối mặt đó chính là cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành. Hay chính bản thân doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng chưa thể thống nhất được các quy chuẩn, quy trình chung cho doanh nghiệp. Dẫn đến việc vận hành và quản lý kém hiệu quả.

Sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua các khó khăn mà những doanh nghiệp Logistics đang phải đối mặt.

Các vấn đề chung

  • Không có được cái nhìn toàn diện về khách hàng (bao gồm các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ, các lần giao dịch với khách hàng,…) phục vụ cho công việc kinh doanh;

  • Khó khăn cho việc khai thác dữ liệu khách hàng tiềm năng để tìm kiếm thêm khách hàng mới;

  • Doanh nghiệp dễ mất đi thông tin khách hàng khi nhân viên kinh doanh nghỉ việc;

  • Tốn nhiều thời gian vào công việc quản lý và các báo cáo thủ công, dẫn đến giảm thời gian vào công việc tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng hiện có;

  • Rất nhiều thông tin quan trọng không được chia sẻ giữa các nhân viên và lãnh đạo kịp thời; thậm chí nhiều phản hồi của khách hàng bị bỏ sót hoặc bị lãng quên trong quá trình quản lý;

  • Khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả của nhân viên kinh doanh cũng như dự đoán, dự báo được doanh số ở hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp.

  • Từng bộ phận sẽ tiếp nhận thông tin và xử lý sự cố Khách Hàng một cách riêng lẻ và rời rạc. CSKH không thể theo dõi hết những vấn đề liên quan đến Khách Hàng xảy ra hằng ngày.

  • Cty đang sử dụng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau. Vì vậy giải pháp CRM đưa ra cần phải tính tới việc đồng bộ giữa CRM và các hệ thống này.

Vấn đề của Sales & Marketing

  • Thông tin khách hàng chồng chéo, lộn xộn;

  • Chưa có quy tắc chung khi nhập liệu, dẫn tới dữ liệu nhập vào hệ thống không chính xác, gây khó khăn cho tìm kiếm, trích lọc sau này

  • Chưa có các mô-đun chức năng hỗ trợ nghiệp vụ sales: Báo giá, cơ sở dữ liệu giá, tìm giá tốt nhất…

  • Báo cáo còn thủ công: KPI nhân viên theo ngày, tuần, tháng, quý, năm; kết quả của cuộc hẹn, cuộc gặp KH

Vấn đề của Kế toán (Accounting)

  • Quản lý công nợ

  • Báo cáo doanh số

  • Quản lý thu chi

Vấn đề của cấp Quản lý trực tiếp (Manager)

  • Khó khăn trong việc theo dõi tiến trình chăm sóc khách hàng của sales man

  • Không biết được chính xác tỷ lệ chuyển đổi KH tiềm năng –> KH thực sự

  • Không nắm được nhu cầu thực sự của KH thông qua việc tiếp cận, chăm sóc KH của sales

  • Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên (KPI)

Vấn đề của Board

  • Dự báo doanh số trong 1 khoảng thời gian

  • Báo cáo doanh số theo các tiêu chí khác nhau

  • Thiếu công cụ hỗ trợ ra quyết định (các báo cáo, phân tích thống kê trên các số liệu khách hàng)

Tham khảo bảng giá phần mềm CloudPro CRM

Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên sâu theo ngành

XEM BẢNG GIÁ
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu